Hội LHPN xã Nậm Nhoóng: Xây dựng mô hình Tổ TK&VV theo hướng bền vững, gắn với hoạt động cộng đồng tại bản Huồi Cam - xã Nậm Nhoóng năm 2024.
Đến dự khai mạc có đồng chí Lữ Trung Thành - Phó Bí Thư - Chủ tịch UBND xã và đại diện các ban ngành của xã.
Xây dựng mô hình Tổ TK&VV theo
hướng bền vững, gắn với
hoạt động cộng đồng tại bản Huồi Cam - xã Nậm Nhoóng năm 2024 với mục đích: Xây dựng mô hình điểm để rút kinh nghiệm, thêm cơ sở để
nâng cao chất lượng, nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn xã từ đó nâng cao hơn nữa trách nhiệm, hành động của Hội
phụ nữ, thu hút sự vào cuộc của các cấp, các tổ chức, đơn vị liên quan và đặc
biệt là người dân tại cộng đồng cùng thực hiện thành công việc xây dựng mạng
lưới Tổ Tiết kiệm & Vay vốn theo hướng bền vững, gắn với hoạt động cộng
đồng trên địa bàn xã Nậm Nhoóng trong năm 2024 và cho
đến năm 2030.
Đồng chí Lữ Trung Thành - PBT - Chủ Tịch UBND xã phát biểu trong lễ ra mắt.
Đồng chí Dư Thị Huệ - Chủ Tịch Hội LHPN phát biểu khai mạc lễ ra mắt.
Yêu cầu cơ bản của mô
hình điểm Tổ TK&VV cộng đồng:
- Là Tổ TK&VV theo Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày
5/3/2013 của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội về việc ban hành quy chế
tổ chức hoạt động của tổ TK&VV (Sau
đây gọi tắt là Quyết định 15/QĐ-HĐQT) có số thành viên/dư nợ tối thiểu là
37 người/dư nợ 1,8 tỷ đồng, đồng thời có gắn hoạt động của Tổ với một hoặc một
số hoạt động cộng đồng.
- Thành viên tham gia hoạt động cộng đồng của mô hình Tổ
TK&VV cộng đồng: là toàn bộ hoặc đa số tổ viên của Tổ TK&VV, ngoài ra
có thể gồm các thành viên khác (trong thôn/xóm) tự nguyện cùng tham gia thường
xuyên ít nhất một trong các hoạt động cộng đồng của Tổ.
- Chấp hành lịch sinh hoạt Tổ theo quy định. Có gắn ít
nhất một hoạt động cộng đồng thường xuyên bổ trợ cho hoạt động sinh hoạt Tổ.
- Ban quản lý tổ có uy tín, tinh thần trách nhiệm cao,
năng lực giải quyết công việc tốt, có khả năng, kinh nghiệm trong công tác tổ
chức, quản lý các hoạt động mang tính cộng đồng, có khả năng điều khiển xe máy,
biết sử dụng điện thoại thông minh nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng một số dịch vụ
số, có độ tuổi phù hợp.
- Có 100% tổ viên: nộp tiền lãi đầy đủ, đúng thời hạn;
gửi tiền tiết kiệm từ mức quy định tối thiểu trở lên; có ý thức chấp hành kỳ
hạn trả nợ, không có nợ quá hạn (trừ trường hợp bị rủi ro bất khả kháng đang
chờ đề nghị cấp trên xử lý); sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả; tự quản lý
khế ước, hợp đồng vay vốn, biên lai thu lãi và tiền gửi, chứng từ liên quan
tiền vay, tiền gửi, tiền trả nợ đầy đủ.
- Không có trường hợp lợi dụng hoặc bị lợi dụng tiền vay,
tiền lãi hoặc tiền gửi tiết kiệm.
- Có ít nhất 3
tháng liên tục liền trước tháng xét công nhận Tổ TK&VV đạt yêu cầu: điểm
xếp loại Tổ TK&VV theo công văn 3986/NHCS-TDNN đạt từ 95 điểm trở lên.
- Hoạt động thường xuyên, đảm bảo chất lượng các nội dung
quy định tại Phụ lục 02 của Kế hoạch 122/NHCS-UT, có thể chia thành các hình thức chính như sau:
+ Hoạt động phục vụ việc giữ gìn, phát huy văn hóa bản
địa: các hoạt động gắn với các nét đặc trưng văn hóa vùng, miền, địa phương,
dân tộc như Dân ca Ví dặm Nghệ Tĩnh, ca múa nhạc dân gian, các phong tục tập
quán, lễ hội, văn hóa ẩm thực …
+ Hoạt động phục vụ việc tạo không gian giao lưu, vui
chơi như các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao (bóng chuyền, tập dưỡng
sinh, múa dân gian, nhảy dân vũ …).
+ Hoạt động phục vụ việc phát triển
kinh tế như chia sẽ kinh nghiệm hoặc cùng liên kết nuôi trồng, sản xuất, khởi
nghiệp, du lịch cộng đồng, kinh doanh các sản phẩm là đặc sản, thế mạnh, của
địa phương …
+ Hoạt động gắn kết công đồng như thăm hỏi, chia sẻ, động
viên, hỗ trợ, giúp đỡ nhau giữa các thành viên trong tổ, các gia đình tại cộng
đồng, có thể cùng nhay thực hiện các hoạt động thiện nguyện trong và ngoài địa
phương.
+ Về mục đích, tổ TK&VV gắn với hoạt động cộng đồng
phải thực sự mang lại lợi ích cho hoạt động của Tổ; có vai trò hỗ trợ, thúc đẩy
cho hoạt động của tổ TK&VV. Cụ thể đó là: làm tăng uy tín của tổ TK&VV
với nhau, giữa thành viên tổ TK&VV với thành viên ngoài tổ. Từ đó tăng
cường sự đồng thuận; thu hút được thêm các thành viên trong và ngoài tổ
TK&VV cùng tham gia vào hoạt động cộng đồng; nâng cao chất lượng, hiệu quả
sinh hoạt Tổ và công tác tuyên truyền của tổ TK&VV góp phần nâng cao ý
thức, trách nhiệm của thành viên tổ …
+ Về cách thức hoạt động, Tổ TK&VV gắn với hoạt động
cộng đồng trước hết cần đảm bảo hoạt động theo đúng quy định tại Quyết định
15/QĐ-HĐQT bao gồm: tổ TK&VV cần sinh hoạt theo quy ước hoạt động của tổ,
việc kết nạp, cho thành viên ra khỏi tổ, bình xét đối tượng vay vốn, thông báo
tình hình hoạt động của tổ (kết quả đôn đốc thu nợ, thu lãi, thu tiền gửi …)
kiểm tra, đối chiếu giữa số liệu do Ngân hàng cung cấp với thực tế của tổ viên,
biểu dương kịp thời khích lệ tổ viên chấp hành tốt đồng thời lưu ý, nhắc nhở
kịp thời người chưa tích cực …vv phải được thực hiện nghiêm túc, bắt buộc, tuyên
truyền, phổ biến các nội dung căn bản về các chính sách tín dụng được NHCSXH
triển khai trên địa bàn. Số lượng tổ viên tham gia đảm bảo quy định, trưởng
thôn, bản và đại diện BTV Hội dự chỉ đạo đầy đủ.
+ Hoạt động cộng đồng phải
đảm bảo được tổ chức thường xuyên hoặc định kỳ, thu hút được đa số tổ viên tham
gia như: các hoạt động văn nghệ, thể thao, tổ chức cho các thành viên trong tổ
tham quan học hỏi kinh nghiệm sản xuất, nhóm chia sẽ kinh nghiệm hoặc liên kết
nuôi trồng hoặc hợp tác sản xuất, phát triển kinh tế, phát triển du lịch…
Ban quản lý tổ TK&VV bản Huồi Cam xã Nậm Nhoóng
Sau một buổi làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao, buổi lễ ra mắt "Mô hình tổ tiết kiểm vay vốn theo hướng bền vững gắn với hoạt động cộng đồng bản Huồi Cam" gắn với tổ chức kỳ sinh hoạt đầu tiên đã cơ bản hoàn thành các nội dung chương trình đề ra. Tại buổi lễ các đại biểu đã nghe, thảo luận đóng góp ý kiến quan trọng Hội nghị cũng đã được nghe ý kiến phát biểu chỉ đạo của đồng chí Lữ Trung Thành - PBT - Chủ tịch UBND xã Nậm Nhoóng đã ghi nhận và đánh giá cao những kết quả trong triển khai xây dựng mô hình.
Ảnh toàn cảnh buổi ra mắt
Tin, ảnh: Vi Bảy